Bơm ly tâm thực phẩm – Đặc điểm và ứng dụng

Bơm ly tâm thực phẩm là thiết bị không thể thiếu trong các quy trình sản xuất thực phẩm và đồ uống hiện đại. Không chỉ giúp vận chuyển chất lỏng hiệu quả. Bơm còn đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe về vệ sinh và an toàn thực phẩm. Giúp tối ưu hóa chất lượng sản phẩm đầu ra.

Tìm hiểu chi tiết về bơm ly tâm thực phẩm – từ nguyên lý hoạt động đến ứng dụng trong sản xuất, so sánh với các loại bơm màng thực phẩm và những lưu ý khi chọn mua, vận hành thiết bị.

Bơm ly tâm thực phẩm là gì?

Bơm thực phẩm 2inch

Bơm thực phẩm 2inch

Bơm ly tâm thực phẩm là một loại bơm chuyên dụng được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. Chức năng chính của bơm là vận chuyển các loại chất lỏng như sữa, nước trái cây, dầu thực vật và các loại dung dịch khác trong quy trình sản xuất.

Với thiết kế đơn giản nhưng hiệu quả, bơm ly tâm không chỉ giúp đảm bảo quá trình vận hành ổn định mà còn đáp ứng được các yêu cầu khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ chất lượng của nguyên liệu trong quá trình sản xuất.

Nguyên lý hoạt động của bơm ly tâm thực phẩm

Bơm ly tâm hoạt động dựa trên nguyên lý của lực ly tâm. Khi động cơ truyền động đến trục bơm, cánh quạt bên trong buồng bơm bắt đầu quay với tốc độ cao, tạo ra lực ly tâm đẩy chất lỏng từ tâm cánh quạt ra bên ngoài.

Chất lỏng sau đó di chuyển qua buồng bơm và được dẫn qua các đường ống đến nơi sử dụng.

Điều này giúp bơm ly tâm duy trì dòng chảy ổn định, giảm thiểu tối đa sự nhiễm bẩn hay lắng đọng chất lỏng trong quá trình vận hành, phù hợp cho các chất lỏng có độ nhớt thấp đến trung bình.

>>> Xem thêm: Bơm thực phẩm là gì?

Ứng dụng của bơm ly tâm thực phẩm trong ngành công nghiệp chế biến

Bơm ly tâm thực phẩm được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là các lĩnh vực yêu cầu vệ sinh cao và tính nhất quán trong vận hành:

  • Ngành sữa:

Bơm được sử dụng để vận chuyển các sản phẩm từ sữa như sữa tươi, sữa chua, kem, và bơ. Đặc biệt, với yêu cầu cao về vệ sinh, bơm ly tâm giúp đảm bảo chất lượng sữa không bị ảnh hưởng trong quá trình vận chuyển.

  • Ngành đồ uống:

Các nhà máy sản xuất nước ép trái cây, bia, rượu và các loại nước giải khát khác sử dụng bơm ly tâm để vận chuyển dung dịch một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

  • Ngành thực phẩm chế biến:

Bơm ly tâm vận chuyển các loại sốt, dầu thực vật, nước gia vị. Đảm bảo quy trình sản xuất diễn ra mượt mà, không bị gián đoạn.

  • Ngành dược phẩm:

Trong các quy trình sản xuất thuốc, mỹ phẩm, bơm ly tâm được sử dụng để vận chuyển các dung dịch hóa chất và dược phẩm nhạy cảm. Đảm bảo sự tinh khiết và an toàn trong quá trình sản xuất.

Cách chọn bơm ly tâm thực phẩm phù hợp với quy trình sản xuất

Việc lựa chọn bơm ly tâm thực phẩm phù hợp với quy trình sản xuất là rất quan trọng để đảm bảo hiệu suất và chất lượng sản phẩm. Một số yếu tố cần cân nhắc khi chọn bơm ly tâm bao gồm:

  • Độ nhớt của chất lỏng: 

Nếu chất lỏng có độ nhớt cao hơn mức thông thường, cần chọn bơm có khả năng vận hành hiệu quả với dung dịch đó. Đối với các chất lỏng có độ nhớt thấp và trung bình như nước, sữa hoặc nước ép trái cây, bơm ly tâm là lựa chọn lý tưởng.

  • Yêu cầu về vệ sinh

Bơm ly tâm thực phẩm phải dễ dàng vệ sinh và bảo dưỡng. Đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm. Vật liệu cấu tạo bơm thường là thép không gỉ, giúp ngăn ngừa gỉ sét và đảm bảo độ bền.

  • Công suất và tiết kiệm năng lượng:

Đối với các nhà máy có quy mô lớn, việc lựa chọn bơm ly tâm có công suất cao nhưng tiết kiệm năng lượng là điều cần thiết để tối ưu hóa chi phí vận hành mà vẫn đảm bảo hiệu quả sản xuất.

  • Khả năng tự mồi: 

Nếu yêu cầu vận hành liên tục, nên chọn loại bơm có khả năng tự mồi để tránh việc ngừng sản xuất do phải mồi lại bơm.

So sánh bơm ly tâm thực phẩm và bơm màng thực phẩm

Hai loại bơm phổ biến nhất trong ngành công nghiệp thực phẩm là bơm ly tâm và bơm màng. Dù có những ứng dụng tương đồng, mỗi loại bơm lại có những đặc điểm riêng biệt:

  • Bơm ly tâm thực phẩm:

Phù hợp với các chất lỏng có độ nhớt thấp, vận hành êm ái và dễ vệ sinh.

Bơm ly tâm có hiệu suất cao nhưng không thể sử dụng cho các chất lỏng có độ nhớt cao hoặc chứa hạt rắn.

  • Bơm màng thực phẩm:

Loại bơm này thường được sử dụng cho các chất lỏng có độ nhớt cao hoặc chứa hạt rắn.

Bơm màng có khả năng vận hành ổn định nhưng tốc độ dòng chảy thường chậm hơn so với bơm ly tâm và yêu cầu bảo dưỡng thường xuyên hơn.

Những điều cần lưu ý khi vận hành bơm ly tâm thực phẩm

Để bơm ly tâm thực phẩm hoạt động hiệu quả và bền bỉ, cần chú ý đến một số yếu tố quan trọng khi vận hành:

  • Thường xuyên kiểm tra cánh quạt

Cánh quạt là bộ phận chính tạo ra lực ly tâm, do đó cần kiểm tra định kỳ để phát hiện cặn bẩn hoặc hư hỏng, đảm bảo bơm hoạt động ổn định.

  • Kiểm tra phớt trục

Phớt trục giúp ngăn ngừa rò rỉ chất lỏng trong quá trình vận hành.

Nếu phát hiện phớt trục bị hỏng, cần thay thế ngay lập tức để tránh gây ảnh hưởng đến hiệu suất bơm.

  • Vệ sinh bơm định kỳ

Sau mỗi ca sản xuất, cần vệ sinh toàn bộ hệ thống bơm để đảm bảo bơm không bị nhiễm bẩn.

Đồng thời duy trì tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

Các lỗi thường gặp khi sử dụng bơm ly tâm thực phẩm và cách khắc phục

Một số lỗi thường gặp trong quá trình sử dụng bơm ly tâm thực phẩm bao gồm:

  • Rò rỉ chất lỏngNguyên nhân chủ yếu là do phớt trục bị mòn hoặc hỏng. Khắc phục bằng cách kiểm tra và thay thế phớt trục kịp thời.
  • Hiệu suất giảm: Có thể do cánh quạt bị tích tụ cặn bẩn hoặc bị mòn. Cần vệ sinh và bảo dưỡng cánh quạt định kỳ để đảm bảo bơm hoạt động ở hiệu suất cao nhất.
  • Bơm không hoạt độngNguyên nhân thường là do không có chất lỏng mồi trong buồng bơm. Cần đảm bảo bơm luôn có chất lỏng mồi trước khi khởi động để tránh tình trạng này.

ARO có sản xuất bơm ly tâm thực phẩm không?

Không, Arovn tập chung vào các sản phẩm bơm màng khí nén cho các ngành công nghiệp như: bơm thực phẩm, bơm hoá chất, bơm nước thải,….

Tin tức liên quan